Những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, ngành Tài chính tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt chức năng và trách nhiệm trong quản lý, điều hành thu, chi ngân sách địa phương, theo đó đã góp phần đạt được những kết quả quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
chúc mừng đồng chí Hoàng Văn Kiên, tân Giám đốc Sở Tài chính
Giai đoạn 2016-2020, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình đã chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều chính sách tài khóa nổi bật như: Quy định phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương; quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn; chính sách, cơ chế đặc thù cho các huyện, xã. Từ đó các huyện, thành phố chủ động, khai thác tiềm năng trong việc huy động nguồn thu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo ra cơ chế khuyến khích các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách; đảm bảo hiệu quả trong quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ, đặc biệt đảm bảo cân đối ngân sách.
Bên cạnh đó, tiến độ thu ngân sách được tiến hành theo dõi sát sao, trong đó tập trung phân tích, đánh giá cụ thể kết quả thu, chỉ rõ những nguồn thu, địa bàn thu thấp, xác định rõ nguyên nhân để tham mưu cho UBND tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện. Nhờ đó, thu ngân sách nhà nước thực hiện giai đoạn 2016-2020 là 64.895 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch là 31.634 tỷ đồng); tỷ lệ huy động thu vào ngân sách nhà nước đạt 23,7% GRDP, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 18,5% GRDP), trong đó từ thuế, phí đạt 18,7% GRDP vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch là 16,7%). Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, bình quân chiếm 72,9% tổng thu ngân sách nhà nước vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu là 69%). Tỷ trọng thu ngân sách địa phương được hưởng trong tổng thu ngân sách nhà nước bình quân 68,2% vượt kế hoạch đề ra.
Đại hội Thi đua yêu nước Sở Tài chính giai đoạn 2020-2025
Doanh nghiệp tiêu biểu có số nộp ngân sách cao nhất tỉnh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính tỉnh Ninh Bình thời gian qua đó là nhiệm vụ tăng cường quản lý đầu tư, xử lý nợ xây dựng cơ bản của UBND tỉnh. Để triển khai tốt những nhiệm vụ này, ngành Tài chính tỉnh Ninh Bình đã thực hiện những giải pháp cụ thể. Đối với công tác quản lý đầu tư, nợ xây dựng cơ bản, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển ở các huyện, thành phố để tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng ngân sách đầu tư cho phát triển trên địa bàn các huyện, thành phố. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện dự án. Huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quản lý, sử dụng nguồn thu ti???n s??? dụng đất hiệu quả. Cùng với đó, Sở tiến hành nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công hàng năm. Bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định. Tập trung nguồn vốn để xử lý nợ xây dựng cơ bản ngân sách cấp huyện, xã, xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đã hoàn thành và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể thanh toán nợ. Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cấp xã trong việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ngân sách, Sở chú trọng đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện, cấp xã.
Ứng dụng cá cược của Royal Cruises