Ở một số quốc gia trên thế giới, du l???ch canh nông đã phát triển, thể hiện rất rõ hiệu quả của du l???ch kết hợp nông nghi??p. Điển hình như ở các tỉnh Trat, Rayong và Chanthaburi thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan, nổi tiếng với nhiều loại trái cây tươi ngon.
Trước đây, vùng này rất vắng du khách, mỗi mùa trái cây chín rộ, không tiêu thụ hết, phải đổ bỏ. Sau đó địa phương tìm cách liên kết vùng, mở cửa nhà vườn để thu hút khách đến tham quan, vừa bán được trái cây, vừa quảng bá sản phẩm du l???ch. Chính vì vậy, giờ đây khách trong và ngoài nước đều biết đến các loại trái cây thơm ngon nức tiếng (sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…) của vùng đất này; hàng hóa xuất khẩu đi khắp nơi…
Cuộc sống của nông dân trong vùng cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào các sản phẩm du l???ch nông nghi??p mà địa phương triển khai. Hay nh?? ở Israel, mặc dù nằm ở vùng đất khô cằn, nhưng nơi đây lại có những cánh đồng rau quả xanh mướt, thu hút các đoàn khách du l???ch đến tham quan, học hỏi về công nghệ…
Việt Nam có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi cho canh tác nông nghi??p kết hợp khai thác du l???ch, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Du lịch canh nông mới manh nha phát triển ở Việt Nam nhưng những yếu tố tích cực đó đã dần hiện rõ. Cho đến thời điểm này, đây được coi là một trong những giải pháp bền vững vì nó đưa đến cho nông dân nhiều cơ hội hơn… Lỡ “ông trời” đỏng đảnh, khí hậu cực đoan làm cho vụ mùa không thành công thì đã có khoản thu từ du l???ch đem lại. Chưa kể, nhờ du khách mà các sản phẩm nông nghi??p còn có thể được quảng bá rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, ở Việt Nam hiện nay các mô hình làm du l???ch canh nông mới chỉ là những đốm sáng nhỏ với quy mô hạn chế, sức lan tỏa chưa nhiều. Để hướng đi này đạt hiệu quả cao, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành chuyên trách cũng như doanh nghi??p, đặc biệt sự tham gia của các địa phương với vai trò “bà đỡ” cho nông dân tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ đầy hứa hẹn này.